Sau khi hoàn thành 04 bài học về các cấu trúc lặp như for, while, do…while và các lệnh quản lý vòng lặp, thì đây chính là lúc để bạn vận dụng vào làm bài tập. Trong bài thực hành lần này, mình sẽ có video hướng dẫn mẫu giành cho bạn nào còn cảm thấy khó khăn trong quá trình tự học thì có thể tham khảo.
Bài tập vận dụng cấu trúc lặp
- Viết chương trình nhập số nguyên dương n. Liệt kê n số nguyên tố đầu tiên.
- Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương a và b. Tìm ước số chung lớn nhất và bội số chung nhỏ nhất của a và b.
- Viết chương trình nhập vào một số nguyên n gồm tối đa 10 chữ số (4 bytes). In ra màn hình giá trị nhị phân của số trên. (Hướng dẫn: chia lấy dư cho 2 và xuất theo thứ tự ngược lại).
- Viết chương trình đếm số ước số của số nguyên dương N.
➤ Ví dụ: với N=12 thì số ước số của 12 là 6. - Một số hoàn thiện là một số có tổng các ước số của nó (không kể nó) bằng chính nó. Hãy liệt kê các số hoàn thiện nhỏ hơn 5000.
➤ Ví dụ: số 6 là số hòan thiện vì tổng các ước số là 1+2+3 = 6. - (*) Nhập vào ngày, tháng, năm. Cho biết đó là ngày thứ mấy trong năm.
- Tính n!, với n ≥ 0.
- Tính P(n) = 1 . 3 . 5 . … . (2n + 1), với n ≥ 0.
- Tính S(n) = 1 + 3 + 5 + … + (2n + 1), với n ≥ 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n ≥ 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính S(n), với n > 0.
- Tính P(x, y) theo công thức sau
- Tính S(n), với n > 0.
- In ra dãy số Fibonaci, với n > 1
f1 = f0 =1;
fn = fn-1 + fn-2;
Hướng dẫn thực hành
Dưới đây là video hướng dẫn làm bài tập minh hoạ giành cho các bạn mới.
Bạn hãy lưu ý là video này xây dựng với mục đích hướng dẫn làm bài tập vận dụng cấu trúc vòng lặp, do đó đây chưa hẳn là cách làm tốt nhất và càng không phải là cách làm duy nhất. Vì vậy bạn hãy đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ cách làm của mình bằng cách comment bên dưới nhé.