Trong phần này mình sẽ trình bày tới các bạn cú pháp và cách thức để khai báo biến/hằng số trong lập trình Swift.
Kiểu dữ liệu
Swift cung cấp cho chúng ta đầy đủ các kiểu dữ liệu cơ sở giống như C và Obiective-C. Ví dụ: Int, Double, Float, Bool, String, …).
Kiểu chuỗi – String
➠ Những phép so sánh, gán chuỗi thì đối với Swift chỉ cần sử dụng những toán tử thông thường như:
● Toán tử ==, != để so sánh hai chuỗi, hai ký tự.
● Toán tử += để bổ sung chuỗi, ký tự vào cuối.
Về chuỗi thì mình chỉ lưu ý thêm như vậy, nếu có thời gian mình sẽ viết riêng một bài về thao tác và xử lý chuỗi trong lập trình Swift sau nhé.
Các kiểu dữ liệu mới trong Swift
Swift còn cung cấp cho chúng ta 3 kiểu dữ liệu chính để quản lý một tập hợp nhiều phần tử đó là Array, Set và Dictionary. Trong nội dung bài này mình sẽ tạm thời không đề cập tới 3 kiểu dữ liệu này mà sẽ có 1 phần riêng giành cho nó.
Ngoài các kiểu dữ liệu quen thuộc trên, Swift còn cung cấp cho chúng ta một kiểu dữ liệu mới mà trong Objective C không có, đó là Tuples (mình tạm gọi là “bộ/nhóm giá trị“), đây là kiểu dữ liệu cho phép chúng ta lưu trữ nhiều giá trị bên trong một biến. Nghe có vẻ giống mảng phải không nào, nhưng các bạn đừng nhầm lẫn với mảng nhé, đây chính xác chỉ là một biến giá trị thông thường mà thôi.
Bên cạnh đó Swift còn giới thiệu thêm một kiểu dữ liệu mới nữa là Optional. Đây là kiểu dữ liệu cho phép chúng ta gán giá trị nil cho các biến thông thường.
Chi tiết về các kiểu dữ liệu mới các bạn xem ở bài tiếp theo (tại đây) nhé.
Kiểu dữ liệu cơ sở
Bảng các kiểu dữ liệu cơ sở trong Swift
Biến và hằng số
Để tổ chức và lưu trữ dữ liệu trong Swift, chúng ta sử dụng biến và hằng số. Mình có một số lưu ý chung về biến và hằng số trong Swift như sau:
➠ Khi khai báo, chúng ta không cần chỉ định kiểu dữ liệu ban đầu cho biến/hằng do Swift sẽ tự động chuyển đổi về kiểu dữ liệu tương ứng với giá trị mà biến/hằng nhận được.
➠ Chúng ta cũng chỉ được phép sử dụng biến/hằng khi biến/hằng đã được gán giá trị.
➠ Biến được phép thay đổi giá trị mà nó nắm giữ, còn hằng số thì không.
Biến và khai báo biến
● Chúng ta sử dụng từ khoá var để khai báo biến, cú pháp:
● Ví dụ:
Hằng số và khai báo hằng số
● Sử dụng từ khoá let để khai báo hằng số:
● Ví dụ:
Các bạn lưu ý chỗ này một xíu, chúng ta được phép sử dụng những icon (trong bảng mã unicode hỗ trợ) để khai báo hằng số.
Nhận xét:
Chúng ta có thể thấy rằng việc khai báo biến / hằng khá giống ngôn ngữ script. Chúng ta không cần phải chỉ định kiểu dữ liệu khi khai báo biến. Tuy nhiên, khác với những kiểu Object trong C#, Swift không dùng kiểu dữ liệu chung cho tất cả các giá trị, mà Swift sẽ tự động chuyển đổi về kiểu dữ liệu tương ứng dựa vào giá trị mà biến / hằng nhận được.
Trong trường hợp, chúng ta khai báo biến / hằng nhưng chưa gán giá trị. Lúc này Swift sẽ tạm thời chưa cấp phát vùng nhớ mà sẽ chờ đến khi biến / hằng đó được gán giá trị đầu tiên thì mới xác định kiểu dữ liệu và cấp phát bộ nhớ cho biến / hằng.
In giá trị của biến/hằng ra màn hình
Chúng ta sử dụng lệnh print để in giá trị của một biến/ hằng số ra màn hình.
● Ví dụ:
Chúng ta cũng có thể chèn giá trị của biến/hằng vào một chuỗi trong câu lệnh print như sau:
Tổng kết
Trong phần này mình đã trình bày sơ lược về kiểu dữ liệu và khai báo biến/hằng. Mục đích bài này chỉ đơn giản muốn giới thiệu tới các bạn những khái niệm cơ bản nhất để có thể bắt đầu thực hành những bài tập nhỏ. Đối với những kiểu dữ liệu nâng cao hơn thì mình sẽ trình bày trong những phần sau. Có vấn đề gì thắc mắc cần trao đổi thì các bạn cứ comment bên dưới nhé.
Thanks for your post!