Trước khi tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Swift thì mình sẽ giới thiệu cho các bạn Swift playgrounds trên XCode, đây chính môi trường để chúng ta thực nghiệm trong suốt khoá học Swift.
Swift Playgrounds
Swift playgrounds là một môi trường giúp chúng ta soạn thảo và thực thi một đoạn code Swift một cách nhanh chóng và tiện dụng. Đây là môi trường lý tưởng để học cú pháp Swift, qua đó chúng ta có thể thực thi (run) nhanh một đoạn code Swift nào đó một cách nhanh chóng mà không cần phải tạo một project iOS XCode chuẩn.
Trước tiên thì các bạn hãy cài đặt XCode (xem bài viết này để biết cách cài đặt XCode). Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng IBM Swift Sandbox như mình đã đề cập trong “Bài 1 – Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Swift”, bạn nào quên thì xem lại nhé.
Trong xuyên suốt nội dung của chuyên đề Swift, mình sẽ sử dụng và trình bày trên XCode. Sau chuỗi bài viết này, mình sẽ làm tiếp chuỗi bài viết về lập trình iOS. Đó là lý do mình muốn trình bày bằng XCode để các bạn quen với giao diện luôn.
Sau khi cài đặt XCode, các bạn thực hiện lần lượt theo các bước bên dưới để tạo một tập tin swift.
- Đầu tiên, chúng ta chạy XCode, sau đó chọn như hình minh hoạ bên dưới:
- Sau khi đã tạo được một playground, thì các bạn sẽ thấy một giao diện thế này::
- Tới đây thì các bạn đã hoàn tất việc tạo một tập tin playground để thực nghiệm với Swift. Có thể tại thời điểm này các bạn chưa biết gì về cấu trúc cũng như cú pháp để lập trình. Nhưng đừng lo lắng gì cả, việc gì cũng phải từ từ đi từng bước 1. Các bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu trúc cũng như cú pháp để lập trình.
Minh hoạ
Dưới đây là một minh hoạ nhỏ cho các bước vừa rồi. Mình đính kèm tập tin gif nên các bạn chịu khó xem từ đầu tới cuối nhé.
Một số qui tắc cơ bản
Về cơ bản các qui tắc lập trình và các thành phần như kiểu dữ liệu cơ bản, biến, cấu trúc điều kiện, câu lệnh lặp, con trỏ,… trong Swift cũng gần tương tự Objective C và C nhưng được cải tiến giúp cho việc lập trình trở nên linh hoạt và tiện hơn rất nhiều.
- Không cần cung cấp thư viện để xử lý đầu vào / đầu ra hoặc xử lý chuỗi trong chương trình.
- Chúng ta không cần phải có dấu “;” cuối mỗi câu lệnh.
- Code sẽ được định nghĩa ở phạm vi toàn cục làm đầu vào cho chương trình, vì vậy chúng ta cũng không cần hàm main()
- …
Lời kết
Nội dung bài này tương đối đơn giản, có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy sơ sài. Mình không muốn viết quá dài dòng trong phần này vì có thể sẽ có những bạn mới toanh cảm thấy rối. Hơn nữa để lập trình Swift thì theo mình như vậy là đủ. Cấu trúc XCode sâu hơn mình sẽ trình bày trong chuyên đề lập trình iOS. Do đó mình sẽ chỉ trình bày những phần vừa đủ để làm quen, còn cụ thể hơn, sâu hơn thì dần dần mình sẽ trình bày trong các phần tiếp theo.